PHƯƠNG PHÁP GIÚP CON TẬP QUÁN XÉ SỰ VIỆC
Khi hành thiền, con ( thuờng ) sử dụng một đối tượng như chữ ‘ Buddha ‘ hay một câu nói ( trì tụng ) nào đó.
Chẳng hạn mỗi khi con cảm thấy bứt rứt, đầu óc nghĩ ngợi lung tung, chỉ việc nói,
– Thì sao chứ !
Khi con cảm thấy dễ chịu hơn, chỉ việc nói,
– Thì sao chứ. Cảm giác này đâu có chắc chắn !
Nếu con yêu một người nào, chỉ việc nói,
– Thì sao chứ !
Khi con cảm thấy tức giận, chỉ việc nói,
– Thì sao chứ !
Con có hiểu không? con không cần phải nghiên cứu Tam tạng kinh điển để biết phải làm thế nào mới đúng.
Chỉ việc nói,
– Thì sao chứ !
Điều này có nghĩa là,
– mọi thứ, nó chỉ là sự tạm bợ thôi !
Tình yêu tạm bợ.
Thù ghét cũng tạm bợ.
Điều thiện cũng tạm bợ.
Ác độc cũng tạm bợ.
Làm sao chúng thường hằng được ?
Có sự thường hằng vĩnh cửu nào ở trong chúng không ?
Phút này yêu thương, phút sau thù ghét. Là như thế. Đó là tại sao Ta nói rằng, mỗi khi mê si phát sinh, chỉ việc nói,
– Thì sao chứ !
Nó sẽ tiết kiệm cho con rất nhiều thời giờ. Con không phải tụng đọc,
– ‘ Vô thường, khổ, vô ngã ‘ này khác để làm gì cả.
Nếu con đã không muốn thiền án dài dòng, chỉ cần sử dụng câu nói giản dị này.
Nếu thấy si mê phát sinh, trước khi con chìm đắm vào đó, hãy tự nhủ,
– Thì sao chứ !
Thế là đủ.
Mọi thứ đều vô thường.
Chỉ nhìn thấy bấy nhiêu thôi
là con nhìn thấy [ cốt tủy ] của Phật pháp.
Bây giờ, khi mọi người nói,
– Thì sao chứ !
thường xuyên hơn, và huấn luyện chính mình theo cách này, thì mọi ràng buộc có thể tiêu tan dần. Con người không còn dính mắc vào yêu thương hay thù ghét, không bám víu vào việc gì nữa. Chúng ta sẽ đặt niềm tin của mình vào chân lý ( Phật pháp), không vào những thứ khác. Chỉ biết bấy nhiêu là đủ. Chẳng lẽ con còn muốn biết thêm gì khác nữa.
𝗧𝗿𝗶́𝗰𝗵 𝗦𝘂𝗼̂́𝗶 𝗻𝗴𝘂𝗼̂̀𝗻 𝘁𝗮̂𝗺 𝗹𝗶𝗻𝗵
𝗧𝗵𝗶𝗲̂̀𝗻 𝘀𝘂̛ 𝗔𝗷𝗮𝗵𝗻 𝗖𝗵𝗮𝗵